Sự quan trọng của cửa trong phong thủy bạn nên biết
Phái Bát Trạch coi trọng năm sinh, dùng cặp can chi của năm sinh kết hợp với bát quái để khái quát thành tám loại niên mệnh (hay mệnh quái): Càn, Khôn, Khảm,
1. Cửa trong phong thủy
Cửa chính vốn là nơi ra vào bắt buộc của mọi thành viên trong gia đình, khi cửa chính nằm ở hướng cát tường, thì gió và không khí sẽ “Thổi” theo sự may mắn. Khi đối diện với một chiếc cửa sổ nếu chiếc cửa sổ đó không lớn thì cũng không có gì quan trọng lắm, cũng không gây được ảnh hưởng lớn; nhưng nếu cửa sổ vừa to vừa nhiều thì sẽ ngăn không cho khí tốt tập trung vào phòng đo đó sẽ ảnh hưởng đến vận may, mà còn liên quan đến tiền tài của con người.
Để khắc phục: Chỉ cần trồng một số cây trước cửa sổ thì có thể ngăn chặn được vận khí khỏi thoát ra ngoài, giả sử tài sản của gia đình bị thất thoát vì việc này thì không lâu sau đó mọi việc sẽ trở lại bình thường.
Nhưng khi chọn cây trồng không nên chọn loại cây có gai.
Trong tác phẩm “Bát Trạch Minh Kinh” có viết: “Trạch vô cát hung, dĩ môn lộ vi cát hung”. Trong chương: “Biện luận thứ 30” có viết: “Dương trạch thủ trọng đại môn da, di đại môn vi khí khẩu da!”
Dựa trên căn cứ lý luận về niên mệnh tam nguyên, phái Bát Trạch quan niệm, hướng của cổng chính nhất định phải phù hợp với niên mệnh Đông – Tây của chủ nhà. Cùng sống trong một căn nhà với hướng cổng như nhau, những người có niên mệnh khác nhau sẽ đi theo những vận mệnh hoàn toàn khác nhau. Đây là một lý luận mang tính chất đặc trưng.
Sự tốt xấu của cổng không được quyết định bởi quy mô, kiểu dáng kiến trúc, mà chủ yếu được quyết định bởi hướng, tọa của chúng. Mặt khác, lý luận Bát Trạch cũng cho thấy, căn cứ vào niên mệnh, không gian linh hồn của mỗi người đều có bốn hướng xấu và bốn hướng tốt mặc định. Cổng nhất thiết phải nhìn về hướng tốt, tại hướng xấu nên đặt các kiến trúc đồ vật mang tính chấn áp, như vậy sẽ đạt được mục đích “hướng cát chấn hung”.
2. Cách nhận biết niên mệnh và trạch mệnh
Phái Bát Trạch coi trọng năm sinh, dùng cặp can chi của năm sinh kết hợp với bát quái để khái quát thành tám loại niên mệnh (hay mệnh quái): Càn, Khôn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Cấn, Đoài. Tất cả mọi người dù sinh vào năm tháng nào là nam hay nữ đều có thể quy nạp vào bát mệnh trên.
Tám loại niên mệnh này còn được chia thành Đông tứ (bốn mệnh Đông) và Tây tứ (bốn mệnh Tây). Trong tám quẻ bát quái Càn là lão phụ (cha), Khôn là lão mẫu (mẹ), Cấn là thiếu nam (con trai út), Đoài là thiếu nữ (con gái út), Chấn là trưởng nam (con trai cả), Tốn là trưởng nữ (con gái cả), Khảm là trung nam (con trai thứ), Ly là trung nữ (con gái thứ). Chấn, Tốn, Khảm, Ly là Đông tứ mệnh. Càn, Khôn, Cấn, Đoài là Tây tứ mệnh.
Chữ Trạch trong Bát Trạch chỉ “mệnh trạch” (mệnh của chủ nhà). Mệnh của trạch được xác định dựa vào phương vị của căn nhà. Phối hợp tám phương vị với bát quái có Ly chính Nam, Khảm chính Bắc, Đoài chính Tây, Chấn chính Đông, Càn chính Tây Bắc, Tốn chính Đông Nam, Khôn chính Tây Nam, Cấn chính Đông Bắc.
Bởi vậy, mệnh của trạch cũng gốm bát mệnh Càn – Khôn – Khảm – Tốn – Chấn – Ly – Cấn – Đoài tương tự như niên mệnh, tám loại trạch mệnh này cũng được chia thành Tây tứ mệnh tức trạch mệnh là Càn, Khôn, Cấn, Đoài và Đông tứ mệnh tức trạch mệnh là Chấn, Tốn, Khảm, Ly.
Người Đông tứ mệnh thì chọn Đông tứ trạch. Người Tây tứ mệnh thì chọn Tây tứ trạch.
Chú ý:
– Giữa nhà có 2 cột trụ kép giữa 2 cửa, 3 cửa tạo thành chữ Phẩm, cửa mở ở 2 bên
– Bố trí kích thước cửa phải phù hợp với kích thước của ngôi nhà. Tránh tình trạng nhà to cửa nhỏ, nhà nhỏ cửa to.
– Trước cửa nên tránh mương nước, tường, ao, đê chĩa thẳng vào cửa hay có cây to, đá to, chùa miêu, bia mộ bất luận ở cửa trước hay sau ngôi nhà đều kiêng kỵ.
– Bản thân cửa phải có hình dáng ngay ngắn, kích cỡ độ cao thấp phải tương xứng với nhà ở
– Không gian trước cửa phải bằng phẳng rộng rãi.
Leave a Reply